Bí quyết "uống trà sống lâu" của viện sĩ trà đạo nổi tiếng Trung Quốc
Là Viện sĩ Viện Khoa học Trung Quốc, đồng thời cũng là nhà nghiên cứu thuộc Sở nghiên cứu lá trà thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, ông Trần Tông Mậu đã có tới hơn 80 năm uống trà và 6 thập kỷ nghiên cứu về trà.
Chia sẻ với phóng viên trang báo Sohu nổi tiếng, viện sĩ Trần cho biết, 45% dân số Trung Quốc đều có thói quen uống trà, nhưng kỳ thực lại không mấy ai biết cách phân loại trà cũng như các tác dụng cụ thể của loại đồ uống này.
Gắn với trà đạo gần như cả cuộc đời, ông Trần đã đúc kết ra một chân lý: "Uống trà một phút thì có thể giải khát, uống trà một giờ giúp thư thái, uống trà một tháng thì khỏe mạnh, uống trà cả đời ắt sống lâu".
Qua bài viết này, Soha.vn sẽ gửi tới quý độc giả những kinh nghiệm quý báu của nhà nghiên cứu đã dành hơn nửa thế kỷ để tìm hiểu về trà.

Chân dung Viện sĩ Trần Tông Mậu - chuyên gia đầu ngành đã dành cả sự nghiệp để nghiên cứu về trà.
Lắng nghe chuyên gia chia sẻ về 5 công dụng dưỡng sinh của trà
1. Phòng ngừa các bệnh tim mạch
Viện sĩ Trần Tông Mậu cho biết, trong số các loại trà thì trà đen và trà ô long có hiệu quả phòng chống bệnh tim tốt hơn cả.
Trong quá trình nghiên cứu về tác dụng của trà đối với việc bảo vệ sức khỏe con người, ông Trần đã phát hiện ra rằng, loại đồ uống này có khả năng phòng ngừa bệnh tim mạch vô cùng hiệu quả.
Kết quả nghiên cứu của ông đã cho thấy, kiên trì uống trà không chỉ có lợi trong việc giảm huyết áp, hạ mỡ máu, mà còn có thể làm giảm tỉ lệ tử vong do các bệnh mạch vành và tim mạch.
2. Chống oxy hóa
Nghiên cứu của viện sĩ Trần cũng chỉ ra rằng, hoạt tính chống oxy hóa của trà xanh cao gấp nhiều lần so với 21 loại rau quả cùng được tiến hành thí nghiệm.
Một nghiên cứu khoa học khác cũng đã chứng minh, chất chiết xuất từ lá trà có hoạt tính chống oxy hóa mạnh hơn nhiều so với vitamin C và vitamin E. Vì vậy, thường xuyên uống trà sẽ giúp làm chậm quá trình lão hóa và phòng ngừa ung thư.

3. Phòng ung thư, chống dị ứng
Trong số các loại trà, tác dụng chống ung thư của trà xanh là hiệu quả hơn cả. Nguyên nhân là bởi trong loại trà này có chứa hàm lượng cao chất catechin.
Một nghiên cứu Dịch tễ học được thực hiện trong vòng 10 năm trên hơn 8000 người tại Nhật Bản đã khẳng định rằng, mỗi ngày uống 10 cốc trà xanh có thể làm chậm quá trình phát triển bệnh ung thư. Chỉ số làm chậm này ở nữ giới bình quân là 7.3 năm và ở nam giới là 3.2 năm.
Ngày nay, giới y học Nhật Bản và Hoa Kỳ đều đã dùng trà xanh làm một cách để phòng ung thư. Nghiên cứu còn phát hiện, chất catechin có trong lá trà cũng có tác dụng chống dị ứng, vì vậy những người quá mẫn cảm với hải sản và phấn hoa càng nên thường xuyên uống trà.
4. Chống sâu răng
Hợp chất polyphenol có trong trà có thể giết chết các vi khuẩn ẩn nấp trong các kẽ răng, đồng thời khiến hạn chế sự bám dính lên bề mặt răng, từ đó giúp ngăn ngừa mảng bám và chống sâu răng. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều loại kem đánh răng đều có chứa thành phần chất polyphenol. Ngoài ra, chất flo có trong lá trà cũng có tác dụng giúp răng chắc khỏe.
5. Phòng chống chứng suy giảm trí nhớ, bệnh Alzheimer
Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra, thường xuyên uống trà có thể làm giảm khả năng suy giảm chức năng nhận thức ở người già, đặc biệt là những người có nguy cơ di truyền bệnh Alzheimer.
8 lời khuyên nên "nằm lòng" khi uống trà

Dựa trên hàng chục năm kinh nghiệm và nghiên cứu, viện sĩ Trần Tông Mậu có 8 lời khuyên gửi tới mọi người khi uống trà.
Thể chất khác nhau, uống trà khác nhau: Trà xanh có tính lạnh, vì vậy người có dạ dày yếu nên uống hồng trà, còn trà xanh thì không nên dùng ngày mà nên để lâu một chút rồi mới uống. Viện sĩ Trần kiến nghị, người béo phì đề nghị nên lựa chọn uống trà ô long hoặc trà đen thay cho những loại trà khác.
Thời tiết khác nhau, uống trà khác nhau: Mùa xuân là khoảng thời gian thích hợp để uống nhiều trà xanh. Trong khi đó, mùa đông là lúc nên uống hồng trà để ấm bụng.
Mỗi ngày pha 2 đến 3 lần trà: Pha một ấm trà rồi uống từ sáng đến hết ngày là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của viện sĩ Trần, khi nước trà đã nhạt, bạn nên đổ đi rồi pha một ấm mới. Mỗi ngày pha từ 2 đến 3 lần trà là tốt nhất.

Không uống trà quá đặc: Không nên uống trà đặc, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Bởi chất polyphenol sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu khoáng chất và gây kích thích thần kinh.
Để có được một ấm trà ngon và không quá đặc, bạn nên pha theo tỉ lệ 3g lá trà với 150ml nước là vừa vặn nhất.
Trà đen và hồng trà nên dùng nước sôi để pha: Có người cho rằng, để tránh phá hủy hoạt chất polyphenols, lá trà nên dùng nước khoảng 80 độ C để pha.
Kỳ thực quan niệm này chưa hẳn là chính xác với tất cả các loại trà. Theo kinh nghiệm của viện sĩ Trần, lá trà non có thể dùng nước ấm để pha, nhưng hồng trà và trà đen thì nên dùng nước sôi pha thì mới giữ được vị ngon và các chất có lợi.
- 7 loại trà người bị bệnh tiểu đường nên uống
Không uống trà để qua đêm: Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng việc uống nước trà để qua đêm sẽ gây ung thư.
Tuy nhiên trải qua một đêm dài, nước trà khó tránh khỏi bị vi khuẩn xâm nhập. Do đó bạn tuyệt đối không nên để trà qua đêm.
Bảo quản trà ở nơi kín và có nhiệt độ thấp: Với gần 80 năm kinh nghiệm uống trà, viện sĩ Trần thường đựng trà trong bình kín, đậy nắp rồi dùng túi khép kín lại và đặt vào tủ lạnh chuyên để trà.
Bảo quản trà ở nơi kín và có nhiệt độ thấp để chất polyphenol không bị oxy hóa, và không làm hỏng vị trà. Nếu bảo quản trong điều kiện lý tưởng như vậy, trà có thể để được từ nửa năm đến một năm mà vẫn giữ được vị ngon và chất có lợi.
-
Bác sĩ Lê Ngọc Thành: Tâm huyết giúp các chị em có vẻ đẹp hoàn thiện
Là một Bác sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Thành thấu hiểu được...XEM THÊM -
60 phút Trẻ hóa bàn tay phú quý lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam
Đôi tay chính là nhân chứng “tố cáo” dấu hiệu lão ...XEM THÊM -
Người phụ nữ tử vong nghi do sử dụng điện thoại trong lúc sạc pin
Người nhà sang chơi phát hiện chị D. tử vong trên ...XEM THÊM -
Biến thể Omicron có thể gây viêm thanh khí phế quản nặng ở trẻ nhỏ
Theo kết quả một nghiên cứu mới đây đăng trên Tạp ...XEM THÊM -
Bài thuốc hỗ trợ người sau mắc COVID-19 bị ho kéo dài
Các chứng ho kéo dài dễ làm người bệnh khó chịu, k...XEM THÊM -
9 loại thực phẩm tốt cho tiêu hóa và giấc ngủ vào buổi tối
Một chế độ ăn uống cân bằng giúp duy trì sức khỏe ...XEM THÊM
-
Chị em gặp 1 trong 4 tình trạng này, rất có thể là dấu hiệu của u nang buồng trứng
Nguy hiểm nhất của bệnh u nang buồng trứng là khối u nang có thể bị xoắn, vỡ gây xuất huyết, nhiễm trùng buồng trứng, tử cung, gây ung thư buồng trứng...23/03/2022 00:21
-
Quả mơ, thứ quà quê dân dã có lợi cho sức khỏe
Quả mơ có thể chế biến thành nhiều món cơ lợi cho sức khỏe như mơ ngâm đường, rượu mơ, ô mai mơ... Vậy, cách sử dụng và cần lưu ý những gì khi chế biế...23/03/2022 00:19
-
Tâm sự Hoa hậu Ngọc Hân, nguyên tắc tồn tại trên \'sàn nóng\'
Hoa hậu chia sẻ kinh nghiệm đầu tư cổ phiếu, thay đổi nhân sự cấp cao tại FPT, tham vọng mới của ông Nguyễn Đức Tài là những thông tin đáng chú ý....23/03/2022 00:16
-
Vợ chồng chật vật khi ra ở riêng
Tôi cũng là gia đình của anh nhưng từ khi về chung nhà, tôi luôn là người phải chịu ấm ức. Anh luôn quan tâm đến các thành viên trong gia đình mình nh...23/03/2022 00:13
-
Lời khuyên ‘vàng’ giúp bạn giảm cân hiệu quả
Bạn có thể tin rằng việc đặt ra quyết tâm giảm cân có thể giúp bạn hướng tới mục tiêu là có một lối sống lành mạnh....23/03/2022 00:11
- Bác sĩ Lê Ngọc Thành: Tâm huyết giúp các chị em có vẻ đẹp hoàn thiện
- 60 phút Trẻ hóa bàn tay phú quý lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam
- Người phụ nữ tử vong nghi do sử dụng điện thoại trong lúc sạc pin
- Biến thể Omicron có thể gây viêm thanh khí phế quản nặng ở trẻ nhỏ
- Bài thuốc hỗ trợ người sau mắc COVID-19 bị ho kéo dài
- 9 loại thực phẩm tốt cho tiêu hóa và giấc ngủ vào buổi tối
- Chị em gặp 1 trong 4 tình trạng này, rất có thể là dấu hiệu của u nang buồng trứng
- Quả mơ, thứ quà quê dân dã có lợi cho sức khỏe
- Tâm sự Hoa hậu Ngọc Hân, nguyên tắc tồn tại trên 'sàn nóng'
- Vợ chồng chật vật khi ra ở riêng