Vitamin C và kẽm không giảm triệu chứng Covid-19
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa JAMA Network Open ngày 12/2. Phó giáo sư, tiến sĩ Erin Michos của Đại học John Hopkins, tác giả công trình phát biểu: "Đáng tiếc là vitamin C và kẽm không có nhiều lợi ích với Covid-19 như nhiều người kỳ vọng".
Thử nghiệm lâm sàng được tiến hành trên ba nhóm, với 214 người trưởng thành nhiễm nCoV. Nhóm thứ nhất được bổ sung vitamin C, nhóm thứ hai được bổ sung kẽm, nhóm thứ ba được bổ sung cả hai chất trên. Nhóm đối chứng thứ tư không sử dụng các chất này mà chỉ điều trị tiêu chuẩn (nghỉ ngơi, bù dịch, hạ sốt).
"Liều cao kẽm, vitamin C hoặc cả hai, đều không làm giảm các triệu chứng nCoV", Tiến sĩ Milind Desai, chuyên gia tim mạch của Cleveland Clinic, đồng tác giả nghiên cứu, kết luận.
Dùng liều cao vitamin C và kẽm cũng gây ra nhiều tác dụng không mong muốn. Michos cho biết: "Các tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy và co thắt dạ dày được báo cáo nhiều hơn ở nhóm sử dụng chất bổ sung so với nhóm điều trị tiêu chuẩn".
Nhiều người Mỹ thường dùng vitamin C và kẽm như một biện pháp điều trị hỗ trợ cảm lạnh, cúm do virus. Đây là chất chống oxy hóa và đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ miễn dịch. Chưa được chứng minh là giúp ngăn ngừa bệnh tật, nghiên cứu khác đã chỉ ra vitamin C làm giảm 8% các trường hợp cảm lạnh ở người lớn và 14% ở trẻ em.
Nhiều phân tích cho biết kẽm giúp tế bào của cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng. Mặt khác, thiếu kẽm làm tăng các cytokine tiền viêm và giảm sản xuất kháng thể - một yếu tố quan trọng của quá trình miễn dịch.
Sử dụng quá liều kẽm và vitamin C gây ra nhiều tác dụng phụ. Theo Viện Sức Khỏe Quốc gia Mỹ, dùng vitamin C sau khi các triệu chứng cảm lạnh xuất hiện không mang lại nhiều tác dụng.
Dùng hơn 2.000 mg vitamin C mỗi ngày dẫn tới ợ hơi, ợ nóng, co thắt dạ dày, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và đau đầu. Lượng vitamin C được khuyến nghị trung bình hàng ngày là 75 mg đối với phụ nữ và 90 mg đối với nam giới trưởng thành.
Dùng trên 40 mg kẽm một ngày có thể gây khô miệng, buồn nôn, chán ăn và tiêu chảy, ngoài ra còn tạo vị kim loại khó chịu khi ăn.
Theo Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ, dùng kẽm lâu dài làm giảm lượng đồng trong máu, giảm khả năng miễn dịch và giảm HDL-cholesterol (một loại cholesterol có lợi cho sức khỏe). Năm 2009, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cảnh báo không nên sử dụng thuốc xịt mũi chứa kẽm vì chúng có liên quan đến hơn 100 trường hợp mất khứu giác.
Các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu vai trò của vitamin và các chất bổ sung khác trong điều trị Covid-19. Một số thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên đang được tiến hành nhằm xác định vai trò của vitamin D. Ngoài hỗ trợ phát triển xương khỏe mạnh, vitamin D còn có đặc tính chống viêm.
Các nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc đang nghiên cứu hiệu quả của liệu pháp tiêm vitamin C đường tĩnh mạch trong điều trị hỗ trợ những bệnh nhân suy hô hấp nặng phải thở máy. Nhiều công trình khoa học đang được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả của các chất bổ sung như vitamin C, vitamin D và kẽm trong việc phòng ngừa Covid-19. Tuy nhiên, với nghiên cứu mới được công bố này, việc sử dụng vitamin C và kẽm để rút ngắn thời gian nhiễm nCoV dường như không có giá trị.
-
Ghi nhận 82 ca mắc tay chân miệng, Hà Nội tăng cường phòng bệnh tại trường học
Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tính...XEM THÊM -
Phương pháp phẫu thuật chữa cận thị
Tôi 28 tuổi, cận thị nặng cả 2 mắt, hiện đi làm ph...XEM THÊM -
Bài thuốc chữa mất ngủ
Mất ngủ lâu ngày kéo theo rất nhiều vấn đề về sức ...XEM THÊM -
Thoát vị rốn, chủ quan là nguy
Thoát vị rốn xảy ra khi một phần của ruột hoặc mô ...XEM THÊM -
Hạt cải củ - Vị thuốc hay
Cải củ là cây trồng rất phổ biến để lấy lá luộc ăn...XEM THÊM -
Vượt đỉnh cũ đưa giá trị Vingroup lên hơn 19 tỷ USD, tài sản tỷ phú Vượng trên Forbes sắp đạt 10 tỷ USD
Trên sàn chứng khoán, tài sản của tỷ phú Phạm Vượn...XEM THÊM
-
Bạn của chồng nhắn tin gạ tình tôi
Tôi hoạt động khá tích cực trên facebook nên có lượng \"bạn bè\" khủng. Nhiều khi là họ thêm tôi làm bạn và tôi ấn nút chấp nhận, không thực sự biết đ...12/04/2021 22:29
-
7 nguyên tắc để có làn da khỏe đẹp
Một làn da khỏe, đẹp không chỉ do yếu tố di truyền mà còn do quá trình chăm sóc thường ngày. Việc dùng mỹ phẩm chỉ là một bước trong quy trình chăm só...12/04/2021 22:27
-
Giáo sư 84 tuổi có chỉ số sức khỏe tương đương người tuổi 20
Giáo sư 84 tuổi có chỉ số sức khỏe tương đương người tuổi 20\r\n12/04/2021 22:24
-
100% cử tri nơi cư trú nhất trí giới thiệu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá XV
Tại hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử Đại biểu Quốc hội, 100% cử tri nơi cư trú biểu quyết nhất ...08/04/2021 14:07
-
Giảm đau bụng kinh bằng thảo dược
Trong trường hợp phụ nữ bị đau bụng kinh, có thể uống nước ngải cứu, gừng tươi hay ngâm chân trong nước thảo dược, giúp xoa dịu cơn đau bụng trong ngà...08/04/2021 14:06
- Ghi nhận 82 ca mắc tay chân miệng, Hà Nội tăng cường phòng bệnh tại trường học
- Phương pháp phẫu thuật chữa cận thị
- Bài thuốc chữa mất ngủ
- Thoát vị rốn, chủ quan là nguy
- Hạt cải củ - Vị thuốc hay
- Vượt đỉnh cũ đưa giá trị Vingroup lên hơn 19 tỷ USD, tài sản tỷ phú Vượng trên Forbes sắp đạt 10 tỷ USD
- Bạn của chồng nhắn tin gạ tình tôi
- 7 nguyên tắc để có làn da khỏe đẹp
- Giáo sư 84 tuổi có chỉ số sức khỏe tương đương người tuổi 20
- 100% cử tri nơi cư trú nhất trí giới thiệu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá XV